Cách trị sẹo thâm ở chân tại nhà như thế nào? Nếu bạn đang tìm kiếm những công thức trị sẹo ở chân tại nhà đơn giản hãy tham khảo ngay bài viết này.
Sẹo thâm có thể xuất hiện tại bất cứ vùng da nào trên cơ thể và ở bất cứ vị trí nào nó cũng trở thành nỗi phiền toái của phụ nữ. Sẹo thâm khiến cho làn da của phụ nữ không hoàn hảo, không ai lại có thể tự tin với một hoặc nhiều nốt sẹo thâm sì ở đôi chân của mình.
Vậy có cách nào giúp bạn thoát khỏi tình trạng này? Những cách trị sẹo thâm ở chân tại nhà sau đây có thể là giải pháp hữu hiệu mà bạn đang tìm kiếm.
Nguyên nhân khiến chân của bạn có sẹo thâm
Sẹo là một phần tự nhiên của quá trình chữa lành vết thương. Hầu hết các vết sẹo không bao giờ biến mất hoàn toàn nhưng bạn có thể áp dụng các cách trị thâm chân hiệu quả tại nhà hoặc trị sẹo tại Spa để xóa bỏ nó.
Nguyên nhân gây sẹo ở chân có thể do bị viêm lỗ chân lông, bệnh ngoài da khác, bị bỏng, mọc mụn, chấn thương, dị ứng gây ra.
- Viêm lỗ chân lông: Viêm lỗ chân lông không hiếm gặp, bạn có thể bị viêm lỗ chân lông do việc cạo, tẩy lông ở chân sai cách dẫn đến viêm lỗ chân lông gây ngứa ngáy, hình thành mụn mủ. Khi các vết mụn khỏi sẽ tạo ra sẹo thâm.
- Bị bỏng: Chẳng may bị bỏng sẽ khiến da phồng rộp và chứa đầy nước. Sau khi vết thương khô nước sẽ ăn da non và để lại sẹo thâm.
- Mọc mụn: Đôi khi tình trạng nóng trong, hoặc nhiễm trùng ở một vị trí nhất định có thể hình thành mụn. Các mụn này sau khi khỏi sẽ để lại sẹo thâm ở chân.
- Dị ứng: Cơ địa dị ứng khiến phụ nữ thường xuyên đối mặt với nguy cơ kích ứng bởi hóa mỹ phẩm, phấn hoa, bụi, thức ăn. Da kích ứng có thể nổi mề đay, các nốt mụn nước nhỏ li ti và để lại sẹo thâm.
- Các bệnh ngoài da: Việc mắc các bệnh ngoài da như mề đay, rôm sảy cũng để lại sẹo thâm.
- Chấn thương: Hầu hết ai cũng từng bị chấn thương ở chân ít nhất vài lần trong đời. Và trong những lần đó thường để lại các vết sẹo thâm và nó có thể không tự biến mất theo thời gian.
Cách trị sẹo thâm ở chân tại nhà
1. Cách trị sẹo thâm ở chân tại nhà bằng vitamin E
Vitamin E là một chất chống oxy có khả năng giúp tái tạo tế bào, làm trắng da và chống nhăn. Bạn có thể dùng viêm nang vitamin E hoặc các loại dầu giàu vitamin E như dầu dừa, dầu hạnh nhân để thoa vào vết sẹo giúp cải thiện vùng da bị tổn thương.
2. Liệu pháp massage
Massage có thể giúp chữa lành các mô sẹo bằng cách làm mềm hoặc làm phẳng nó. Massage cũng giúp các mô sẹo không dính vào mạch máu, gân, cơ, dây thần kinh và xương. Bạn có thể được kết hợp Massage với việc thoa các loại tinh dầu để đạt hiệu quả tốt hơn.
3. Tẩy tế bào chết
Tẩy tế bào chết cho vết sẹo giúp loại bỏ tế bào da chết, giảm sự hình thành hắc tố tại vùng này. Bạn có thể tiến hành bằng cách thoa một ít kem tẩy tế bào chết lên vết sẹo và dùng xơ mướp để chà nhẹ nhàng. Bạn nên áp dụng 3 ngày 1 lần để cải thiện tình trạng sẹo thâm ở chân.
4. Cách trị thâm chân hiệu quả tại nhà bằng kem, gel hoặc miếng dán OTC
Các loại kem và gel thuốc không kê đơn có sẵn để cải thiện quá trình chữa lành vết thương và giảm sự xuất hiện của sẹo. Ví dụ, một loại kem kháng histamin có thể giúp giảm nhạy cảm với sẹo.
Theo một số nghiên cứu, miếng dán hoặc gel silicon cũng có thể cải thiện sự xuất hiện của sẹo, đồng thời giảm ngứa và khó chịu. Mọi người nên đắp miếng silicon hoặc gel lên vết sẹo trong 12 giờ mỗi ngày, tối thiểu trong 3 tháng.
5. Kem chống nắng
Sử dụng kem chống nắng hàng ngày tuy không loại bỏ sẹo ở chân, nhưng nó có thể giúp chúng mờ đi nhanh hơn và giảm sự đổi màu da. Kem chống nắng đặc biệt quan trọng nếu mọi người sử dụng các sản phẩm làm mờ sẹo, chẳng hạn như axit glycolic. AAD khuyên bạn nên sử dụng kem chống nắng phổ rộng hàng ngày với chỉ số SPF 30 hoặc cao hơn. Bạn nên áp dụng lại điều này thường xuyên trong ngày.
6. Cách trị sẹo thâm ở chân tại nhà gel lô hội
Gel lô hội là giải pháp kinh điển cho các vấn đề về da được ứng dụng trên khắp thế giới. Gel lô hội có thể cải thiện độ ẩm và tính toàn vẹn của da, ngăn ngừa loét và cải thiện quá trình chữa lành vết thương cũng như làm mờ sẹo.
7. Dầu và tinh dầu
Bạn có thể áp dụng cách trị thâm tay chân tại nhà bằng cách thoa các loại dầu hoặc tinh dầu lên sẹo để làm mờ vết sẹo. Một số loại tinh dầu có thể kích thích các tế bào da ở khu vực bị ảnh hưởng phát triển như dầu hạt tầm xuân, tinh dầu helichrysum, dầu trầm hương, dầu phong lữ, dầu hoa oải hương, dầu hạt cà rốt, dầu gỗ tuyết tùng, dầu rau kinh giới, Dầu cây chè, dầu neroli
Có nhiều cách trị sẹo thâm ở chân tại nhà và bạn có thể tham khảo 7 cách mà chúng tôi gợi ý trong bài viết này. Hy vọng, các vết sẹo ở chân sẽ được cải thiện để giúp làn da của bạn hoàn hảo hơn.